Để có được một câu tiếng Anh hay bài tiếng Anh hoàn chỉnh thì bạn phải thật sự bỏ rất nhiều thời gian công sức vào việc ôn luyện. Đối với một số bạn bị mất căn bản, việc bắt đầu học tiếng Anh từ đâu cũng khiến các bạn đau đầu và sợ hãi. Dưới đây là một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Dưới đây sẽ là tiền đề giúp bạn lấy lại kiến thức. Giúp bạn biết được cách sử dụng từ loại trong các trường hợp, cách chọn từ và cách sắp xếp nó.
I. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
Các ký hiệu viết tắt khi viết cấu trúc trong ngữ pháp tiếng Anh.
Ký hiệu | Chi tiết | Vị trí |
S | Subject | Chủ ngữ |
V | Verb | Động từ |
O | Object | Tân ngữ |
C | Complement | Bổ ngữ |
=> Đây là các thành phần chính để tạo nên một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.
1.Cấu trúc S + V
Chúng ta sẽ bắt đầu với cấu trúc tiếng Anh với một số câu dạng chỉ có duy nhất chủ ngữ và động từ.
✔️ Ví dụ: It is snowing.
S + V
=> Những động từ thường gặp trong cấu trúc câu này thường là những nội động từ. ( hay còn gọi là động từ không cần tân ngữ đi cùng.)
2. Cấu trúc S + V + O
Đây là cấu trúc tiếng Anh hay gặp nhất và còn rất thông dụng.
She like dogs. ( Cô ấy thích chó.)
S + V + O
=> Động từ ở trong cấu trúc trên đa số là những ngoại động từ. (Còn được gọi là những động từ bắt buộc phải đi kèm tân ngữ.)
3. Cấu trúc S + V + O + O
He gave me a cat. (Anh ấy đã đưa cho tôi một con mèo.)
S + V + O + O
=> Khi trong câu có 2 tân ngữ đi liền nhau, thì các bạn nên lưu ý sẽ có một tân ngữ được gọi là tân ngữ trực tiếp (Trực tiếp hành động), và tân ngữ còn lại là tân ngữ gián tiếp (không trực tiếp hành động)
4. Cấu trúc S + V + C
She looks tired. (Cô ấy trông có vẻ mệt mỏi.)
S + V + C
– Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ hoặc là một tính từ, chúng thường xuất hiện ở sau động từ.
Ta thường gặp bổ ngữ khi chúng đi sau các động từ sau:
Trường hợp 1: Bổ ngữ là những tính từ thường đi sau các động từ nối.
S | V (linking verbs) | C (adjectives) |
He | feels/looks/ appears/ seems | tired. |
It | becomes/ gets | colder. |
This food | tastes/smells | delicious. |
Her idea | sounds | good. |
The number of students | remains/stays | unchanged. |
She | keeps | calm. |
My son | grows | older. |
My dream | has come | true. |
My father | falls | asleep. |
I | have gone | mad. |
The leaves | has turned | green. |
Trường hợp 2: Bổ ngữ là 1 danh từ đi sau các động từ nối.
S | V(linking verbs) | C (nouns) |
My friend | looks like | a baby |
He | has become | a singer |
She | seems to be | a good girl |
She | turns | a quiet woman |
Trường hợp 3: Bổ ngữ là các danh từ chỉ thời gian hay khoảng cách, trọng lượng thường gặp trong cấu trúc:
V + (for) + N (thời gian, trọng lượng và khoảng cách)
S |
V |
C (Nouns) |
1. He |
walked |
(for) 10 miles. |
2. She |
waited |
(for) 1 hours. |
3. I |
weighs |
45 kilos |
4. This table |
costs |
5 dollars |
5. The meeting |
lasted |
(for) half an hour. |
5. Cấu trúc S + V + O + C
I considers myself a teacher. (Tôi coi bản thân mình là một giáo viên.)
S + V + O + C
Cấu trúc này bổ ngữ là bổ ngữ cho tân ngữ, thường sẽ đứng sau tân ngữ.
II. Các thành phần cơ bản trong cấu trúc câu
1. Chủ ngữ: (Subject – S)
Chủ ngữ là có thể là một danh từ hay cụm danh từ ( thường là con người, sự vật hay sự việc) bị tác động bởi hành động ( trong câu bị động ) và thực hiện hành động ( trong câu chủ động ).
✔️ Ví dụ:
My boy friend plays soccer very well.
This newspaper is being read by my friend.
2. Động từ: (Verb – V)
Là một từ hoặc một nhóm từ thể hiện trạng thái, hay một hành động.
✔️ Ví dụ:
He eats very much. (Anh ấy ăn rất nhiều.)
V => chỉ hành động
My friend disappeared one years ago. (Bạn của tôi đã biến mất cách đây 1 năm).
3. Tân ngữ (Object – O)
Tân ngữ là một cụm danh từ hay danh từ hoặc lag một đại từ chỉ sự vật, sự việc, người chịu sự tác động hay ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của một động từ trong câu.
✔️ Ví dụ: I bought a new house yesterday.
4. Bổ ngữ (Complement – C)
Bổ ngữ là một danh từ hay tính từ đi sau động từ nối hay tân ngữ dùng để bổ nghĩa cho tân ngữ, chủ ngữ trong câu.
✔️ Ví dụ: She is a singer. => Bổ ngữ cho chủ ngữ “she”.
She considers herself a super star. (Cô ấy coi bản thân là một siêu sao.)
S V O C
II. Các từ loại
1. Danh từ
Khái niệm: từ loại để chỉ một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.
Vai trò của danh từ trong câu:
Làm chủ ngữ cho một động từ (verb):
– Vị trí sử dụng: Danh từ thường đứng đầu câu
✔️ Ví dụ:
We 22 year old
Anna is a teacher
Làm tân ngữ cho một động từ:
Vị trí sử dụng: danh từ thường đứng ở cuối câu
✔️ Ví dụ: She bought a book.
Làm tân ngữ cho một giới từ :
– Vị trí sử dụng: danh từ thường đứng ở cuối câu hoặc giữa câu.
✔️ Ví dụ: She will speak to manager about it.
Làm bổ ngữ chủ ngữ:
– Vị trí sử dụng: đứng sau các động từ nối hay liên kết (linking verbs) như to be, to become,…:
✔️ Ví dụ: My father is a doctor
I became a teacher two year ago
Làm bổ ngữ cho tân ngữ:
– Vị trí sử dụng: đứng sau một số động từ như to make, to call, to consider, to appoint, to name, to declare, to recognize.
✔️ Ví dụ: Board of directors elected my father president.
=> xem thêm về danh từ tại đây
2. Động từ
Khái niệm: từ dùng để chỉ hành động hoặc hành động trạng thái của chủ ngữ.
✔️ Ví dụ: “The sun is red.
Trong câu trên: “is” là động từ trong câu này. Nó không chỉ thể hiện hành động, mà nó còn thể hiện trạng thái của “sun” (mặt trời) “red” (màu đỏ) là tính từ chỉ màu sắc.
Đứng sau chủ ngữ:
✔️ Ví dụ: He worked hard.
Sau trạng từ chỉ tần suất nếu là động từ thường.
Các trạng từ chỉ tần suất thường gặp: Always ( luôn luôn ), Usually (thường thường), often ( thường ), sometimes ( đôi khi ), Seldom ( hiếm khi ), Never ( không bao giờ ).
Nếu động từ là “Tobe”, trạng từ sẽ đi sau động từ “Tobe”.
✔️ Ví dụ: It’s somtimes warm in authumn.
=> xem thêm về động từ tại đây
3. Tính từ
Khái niệm: là từ loại dùng để bổ trợ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ, nó giúp miêu tả đặc tính của sự vật.
– Vị trí sử dụng: đứng trước danh từ, các tính từ đứng trước danh từ đều có thể đứng một mình, không có danh từ kèm theo.
✔️ Ví dụ: This book is good.
Tính từ đứng một mình và không cần danh từ :
Thường là các tính từ bắt đầu bằng “a”: aware; afraid; alone; ashamed … và một số tính từ khác như: unable; exempt; content…
=> xem thêm về tính từ tại đây
4. Trạng từ
Khái niệm: Là những từ chỉ cách thức xảy ra của hành động, địa điểm, mức độ, chỉ thời gian và tần suất.
✔️ Ví dụ:
Yesterday She went home late. (Hôm qua cô ấy về nhà muộn)
We live in the city. (chúng tôi sống ở thành phố.)
I studies very good. (tôi học rất giỏi.)
=> xem thêm về trạng từ tại đây
EASY EDU chúc bạn học tốt.
Sau khi nắm được kiến thức về cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về điểm ngữ pháp căn bản: Ngữ pháp từ loại trong TOEIC
(Xem thêm: bài viết Tổng hợp tất cả ngữ pháp cần nắm chinh phục 990 điểm TOEIC)