02/08/2021 1908

Từ vựng tiếng Anh rất phong phú và đa dạng, vì thế cho nên bạn có thể sẽ dễ dàng nhầm lẫn giữa số từ với nhau. Đừng lo lắng! Ở bài viết này EASY EDU sẽ chia sẻ với bạn một số cặp từ dễ nhầm lẫn mà bạn nên biết.

I. CÁC CẶP TỪ PHÁT ÂM GIỐNG NHAU HOẶC GẦN GIỐNG NHAU DỄ NHẦM LẪN

các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

Dưới đây EASY EDU chia sẻ đến bạn các cặp từ thông dụng dễ nhầm lẫn. Những từ này sẽ có phát âm giống nhau hoặc là gần giống nhau. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

1/ Affect và Effect

Ở hai từ này chúng ta thấy khá là khác nhau về nghĩa, nhưng các bạn cần chú ý cặp từ dễ nhầm lẫn này vì hai từ này có cách viết khá giống nhau.

  • Affect /ə’fekt/ (v): tác động đến ✏ Ví dụ: Your opinion will not affect my decision. (Ý kiến của bạn sẽ không tác động đến quyết định của tôi). 
  • Effect /i’fekt/ (n): ảnh hưởng, hiệu quả; (v) = thực hiện, đem lại ✏ Ví dụ: I can certainly feel the effects of too many late nights. (Tôi có thể cảm nhận chắc chắn những ảnh hưởng của việc thức khuya quá nhiều). 

2/ Experiment và Experience 

Đây là cặp từ mà người học dễ bị nhầm lẫn vì cách viết gần giống nhau. 

  • Experiment – /ɪkˈsper.ɪ.mənt/ (n): cuộc thí nghiệm mà ai đó thực hiện để biết được kết quả hoặc để chứng minh điều gì đó. Experiment thường đi với động từ “do”, bản thân experiment cũng là 1 động từ.

Ví dụ: We did an experiment in the chemistry lesson, to see if you could get chlorine gas from salt. (Chúng tớ đã thực hiện 1 cuộc thí nghiệm trong giờ hóa học, để xem liệu có thể thu được khí clo từ muối không.)

  • Experience – /ɪkˈspɪə.ri.əns/ (n): trải nghiệm mà ai đó trải qua trong đời. Experience thường đi với động từ “have”. Bản thân experience cũng là 1 động từ.

Ví dụ: I had a lot of interesting experiences during my year in Africa. (Tớ đã có nhiều trải nghiệm thực sự thú vị trong năm tớ ở Châu Phi.)

  • Ngoài ra danh từ không đếm được experience có nghĩa là “kinh nghiệm” mà ai đó có được sau khi làm việc gì.

Ví dụ: Sales person wanted – experience unnecessary. (Cần tuyển nhân viên kinh doanh – không yêu cầu kinh nghiệm.)

3/ Complement và Compliment

Cả hai đều vừa là động từ, vừa là danh từ và là hai từ đồng âm dị nghĩa. Đây là cặp từ dễ nhầm lẫn nhất về vấn đề chính tả mà đã được nhiều sách và cẩm nang lưu ý. 

  • Động từ 
    • Compliment /ˈkɒm.plɪ.mənt/: mang nghĩa là đưa ra lời khen, khen ngợi ai đó ✏ Ví dụ: I have to compliment you on your wonderful food.(Tớ phải khen ngợi cậu về món ăn tuyệt vời này.)
    • Complement – /ˈkɑmpləmənt/: mang nghĩa là bổ sung, hoàn thiện một điều gì đó (bằng cách kết hợp với điều khác) ✏ Ví dụ: Mint and green tea complement each other perfectly. (Trà xanh và bạc hà kết hợp với nhau rất tuyệt vời.)
  • Danh từ
    • Compliment /ˈkɒm.plɪ.mənt/: sẽ là lời khen, một lời bình luận tích cực về ai đó hoặc thứ gì đó ✏ Ví dụ: He paid me a compliment on my web design skills.(Anh ấy khen kỹ năng thiết kế trang web của tôi.)
    • Complement – /ˈkɑmpləmənt/: là sự kết hợp, sự bổ sung hoặc phần được bổ sung ✏ Ví dụ: That necklace is the perfect complement to your outfit. (Sợi dây chuyền đó là sự kết hợp hoàn hảo với bộ cánh của chị.)

💡 Ngoài ra, các bạn có thể nhận thấy sự khác biệt duy nhất giữa 2 từ Complement và Compliment đó là chữ I và chữ E. Nhiều bạn học sẽ có lúc bối rối 2 từ và 2 nghĩa với nhau.

II. CÁC CẶP TỪ NGHĨA GẦN GIỐNG NHAU DỄ NHẦM LẪN

các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh

Sau đây sẽ là những cặp từ phổ biến và khiến bạn dễ nhầm lẫn với nhau về nghĩa. Đây là những từ có nghĩa gần giống với nhau. Cùng EASY EDU xem đó là những từ gì nhé!

1/ Fit và suit

  • Fit /fɪt/:

Động từ này được từ điển Oxford định nghĩa “to be the right size or shape for someone or something” – vừa, khít với ai, cái gì về mặt kích cỡ, hình dáng. Ví dụ:

    • That jacket fits you perfectly. (Cái áo khoác này vừa khít người cậu)
    • My car’s too big to fit in this space. (Xe của tôi quá lớn để vừa với chỗ này)
  • Suit /suːt/:

Vừa là danh từ, vừa là động từ. Khi là động từ, “suit” có nghĩa ” to make someone look more attractive” – phù hợp về phong cách, khiến ai trông hấp dẫn hơn khi nói về trang phục, quần áo. Ví dụ:

    • You should wear more red – it suits you. (Cậu nên mặc đồ màu đỏ – nó hợp với cậu)
    • Short skirts don’t really suit me, I don’t have the legs for them. (Váy ngắn không thực sự hợp với tôi, tôi không có đôi chân để mặc chúng)

💡 Vậy nên “fit” ở đây có nghĩa là “phù hợp, vừa vặn về mặt kích thước” còn “suit” thì có nghĩa “phù hợp với phong cách, vẻ đẹp, thần thái”. Đây là cặp từ gần giống nghĩa khiến nhiều người dùng dễ nhầm lẫn.

2/ See, Look và Watch

Đây có thể được xem là 3 cặp từ dễ nhầm lẫn nhất cho người học về cách vận dụng 3 từ này. 

  • see /siː/:
    • Được dùng để chỉ hành động “nhìn” hoặc “thấy” một cách không có chủ ý. Việc nhìn, thấy sự vật, điều gì đó đến một cách tự nhiên, nằm ngoài chủ ý của bạn.

Ví dụ: I opened the curtains and saw some birds outside”. ( Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài)

    • Trong một số ngữ cảnh, từ see còn được phân biệt bởi hành động “nhìn” một cách không chăm chú, chỉ nhìn thoáng qua. Nghĩa này hoàn toàn phù hợp với hành động của mắt khi bắt gặp điều gì đó hiện đến.

Ví dụ: As soon as he comes to my house, he will see a red lamppost. (Ngay khi anh ấy đến nhà tôi, anh ấy sẽ thấy một cái đèn đường màu đỏ).

  • look /lʊk/:
    • Khi đi với giới từ at phía sau, look at mang nghĩa “nhìn vào” ai đó hoặc điều gì đó. Ý nghĩa này gần với nghĩa “nhìn” của động từ see tuy nhiên look at thể hiện việc nhìn có chủ đích của người thực hiện, thường theo một chỉ dẫn nào đó. Hơn nữa, look không thể hiện được sự chăm chú, kéo dài như watch.

Ví dụ: I looked at the photo, but I didn’t see anybody I knew. (Tôi nhìn vào tấm ảnh nhưng tôi không thấy ai quen cả)

    • Khi look đi một mình và nằm ở đầu câu, nó thường mang nghĩa muốn người nghe chú ý, lắng nghe đến những gì người nói muốn truyền đạt.

Ví dụ: Look! A cat is climbing on the table’s edge. (Nhìn kìa! Một con mèo đang trèo lên cạnh bàn).

  • watch /wɒtʃ/:
    • Từ watch hoàn toàn khác biệt với see. Động từ này nhấn mạnh đến hành động “quan sát”, chú ý đến những gì đang diễn ra trước mắt. Vì vậy, watch có thể hiểu là “xem” hoặc “quan sát”.

Ví dụ:

    • Watch that man – I want to know everything he does. (Xem người đàn ông kia – tớ muốn biết tất cả mọi thứ ông ta làm.)
    • I usually watch a football match on Saturday afternoon. (Tôi thường xem bóng đá vào chiều thứ 7.)

✔️ Xem thêm: 30 cách nói khác của “How are you” để chào hỏi

3/ Say, tell, talk và speak

Đây là các cặp từ dễ khiến người học nhầm lẫn vì cách vận dụng của chúng vào thực tế và từng mẫu câu. 

  • say /seɪ/:

    • Động từ “Say” (có dạng quá khứ và quá khứ phân từ là said) nghĩa phổ biến nhất là “nói ra”, “nói rằng”. Khi muốn đưa ra lời nói chính xác của ai đó hoặc nhấn mạnh nội dung được nói ra, người ta thường dùng “say”. Không giống như “tell”, “say” không bao giờ đứng trước tân ngữ chỉ người. Bạn phải thêm giới từ “to” vào sau “say” khi muốn đề cập tới một tân ngữ sau đó.

Ví dụ: Susie didn’t understand what Annie wanted to say to her in Spanish.(Susie đã không hiểu những gì Annie nói với cô ấy bằng tiếng Tây Ban Nha)

    • Bộ phận đi theo sau của “say” thường là mệnh đề trực tiếp hoặc mệnh đề gián tiếp, tường thuật lại những gì ai đó đã nói.

Ví dụ:

    • He said: “No, I will not come with you”. (Anh ấy nói: “Không, tôi sẽ không đi với bạn”)
    • He said no and that he would not come with me. (Anh ấy từ chối và nói sẽ không đi với mình.)
  • Tell /tel/:

    • “Tell” (có có dạng quá khứ và quá khứ phân từ là told) là một động từ, mang nghĩa là “kể”,“trình bày” hay “nói”. Đứng sau “tell” thường có đi kèm với 2 tân ngữ.

Ví dụ: She told me the truth.(Cô ấy đã nói với tôi sự thật.)

    • Tell thường đi cùng với các từ bắt đầu bằng wh- (when, where, what…) để đưa ra thông tin, sự kiện…

Ví dụ: Please tell me what happened (Làm ơn nói cho tôi những gì đã xảy ra).

    • Tell cũng được sử dụng khi khuyên bảo, hướng dẫn một ai đó.

Ví dụ: The dentist told him to brush his teeth regularly. (Bác sĩ nha khoa bảo anh ấy đánh răng thường xuyên)

    • Không giống như “say”, “tell” thường đứng trước tân ngữ chỉ người. Nếu bạn không muốn nhắc đến tân ngữ chỉ người, hãy dùng “say”.

Ví dụ: What you are telling me has nothing to do with me. (Những thứ bạn đang nói với mình chả liên quan đến mình gì cả.)

    • Tell cũng có thể được sử dụng với một từ nguyên thể mang nghĩa là để ra lệnh cho ai đó làm điều gì đó. Bạn không thể sử dụng “say” với nghĩa này.

Ví dụ: My mother told us to do the homework.(Mẹ tôi bảo chúng tôi đi làm bài tập)

  • Speak /spiːk/:

    • “Speak” (có dạng quá khứ là spoke, quá khứ phân từ là spoken) là một động từ, mang ý nghĩa “nói chuyện”, “phát biểu”. Khi bạn muốn nhấn mạnh việc nói “phát ra tiếng, thành lời”,  bạn có thể sử dụng “speak”.

Ví dụ: I speak three languages. (Tôi nói được ba thứ tiếng)

    • Đằng sau từ “speak”, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt (the truth, truth, human…), thường không có tân ngữ ngay sau nó. 

Ví dụ: Can I speak to the manager please? (Tôi có thể có đôi lời với quản lý được không?)

  • Talk /tɔːk/:

    • “Talk” (có dạng quá khứ và quá khứ phân từ là talked) là một động từ, mang nghĩa “nói chuyện”, “trao đổi”.
    • Bạn cũng có thể dùng từ “chat” để thay thế từ “talk” trong nhiều trường hợp.
    • Khác với “speak” và các từ đồng nghĩa, “talk” nhấn mạnh đến bản thân hành động “nói”

Ví dụ:

    • Marshall talked to Susie yesterday. (Marshall đã trò chuyện với Susie ngày hôm qua.)
    • They talk about climate change. (Họ trao đổi về biến đổi khí hậu.)

4/ Alone và Lonely

Người học thường rất dễ nhầm lẫn với cặp từ này trong tiếng Anh. 

  • Alone– /ə’loun/: một mình, trơ trọi, cô độc.

    • Dùng như một danh từ và trạng từ: Được sử dụng để chỉ cảm giác cô độc, không ai bên cạnh, tách biệt mọi người.

Ví dụ: She was alone when she heard the sad news.(Cô ấy muốn một mình khi nghe thấy một tin không vui)

    • Khi được sử dụng như một tính từ: “Alone” không đứng trước danh từ.
    • Trong tiếng Anh khẩu ngữ, alone còn được diễn đạt theo cách khác là: on my (your, his, her, our, their) own và by oneself (myself, yourself, etc) cũng có nghĩa là làm gì đó một mình.

Ví dụ: A man on her own (Một người đàn ông cô đơn.)

    • “Alone” được sử dụng sau “Linking verb”- liên động từ.

Ví dụ: I prefer going to lunch alone. (Tôi thích đi ăn một mình hơn.)

  • Lonely” – /’lounli/: cô đơn, cô độc.

    • Nói về cảm giác, cô đơn cô độc, hiu quạnh. Chúng ta có thể chọn một mình (alone), nhưng không chọn cô đơn, cô độc (lonely).

Ví dụ: Without her friends, it was a long and lonely journey. (Không có bạn bè của cô ấy, đó sẽ là một chuyến đi dài và cô đơn.)

💡 Lưu ý: Ta dễ dàng phân biệt alone với lonely trong câu dưới đây.

Ví dụ: David wants to be alone for some weeks to concentrate on his work, but after a few days, he starts getting lonely and bored. (David muốn ở một mình trong vài tuần để tập trung vào công việc của anh ta nhưng chỉ vài ngày sau là anh ta bắt đầu cảm thấy cô độc và chán nản.)

III. LỜI KẾT

Mong rằng với bài viết trên sẽ giúp bạn phân biệt các cặp từ dễ nhầm lẫn nhất trong tiếng Anh. Trong quá trình đó EASY EDU cùng với đội ngũ giáo viên ưu tú luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

CÙNG CHUYÊN MỤC

Bỏ túi trọn bộ từ vựng tiếng Anh chỉ phương hướng

Phương hướng là một chủ điểm giao tiếp bạn có thể bắt gặp mỗi ngày.…
  • 25/10/2021
  • 2624

20 cụm từ thông dụng trong tiếng Anh

Cụm từ tiếng Anh là một chủ điểm rất quan trọng. Nếu bạn để ý…
  • 25/10/2021
  • 3055

Từ vựng Daily Routines thông dụng bạn đã biết?

Chủ đề Daily Routines là một chủ đề không thể nào gần gũi hơn. Nó…
  • 25/10/2021
  • 14237

Mách bạn một số cách nói tiếng anh với cụm từ “I’m sorry”

Làm việc và tiếp xúc với người bản xứ là một trải nghiệm tuyệt vời…
  • 25/10/2021
  • 2915

Từ vựng tiếng anh thay thế “According to”

“In my opinion” hay “According to” là cụm từ được dùng khá phổ biến trong…
  • 25/10/2021
  • 2903

MỘT SỐ TIPS TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Bạn đang muốn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình nhưng chưa…
  • 25/10/2021
  • 2369

Tổng hợp từ vựng về chủ đề Free time

Free time là chủ đề rất quen thuộc trong tiếng Anh kể cả trong giao…
  • 25/10/2021
  • 2295

Tổng hợp từ vựng cảm xúc phổ biến trong giao tiếp

Việc giao tiếp bằng Tiếng Anh chính là cách giúp mọi người trao đổi thông…
  • 25/10/2021
  • 2199

Từ vựng về Tiếng Anh văn phòng thông dụng nhất hiện nay

Tiếng Anh giao tiếp vô cùng quan trọng bởi nó giúp mọi người cùng nhau…
  • 24/10/2021
  • 2003

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ

BƯỚC 1 XÁC ĐỊNH TRÌNH ĐỘ ĐẦU VÀO

Để đảm bảo chất lượng học tập, bạn cần làm bài kiểm tra trình độ đầu vào (miễn phí) để đánh giá năng lực thiện tại của mình.

Bài kiểm tra được thiết kế theo chuẩn quốc tế với các tiêu chí khắt khe.

BƯỚC 2 TƯ VẤN LỘ TRÌNH PHÙ HỢP

Sau khi có kết quả Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh, bạn sẽ được các bạn Tư vấn viên hỗ trợ lựa chọn lớp phù hợp với nhu cầu (TOEIC/IELTS/GIAO TIẾP) và thời gian của bạn.

BƯỚC 3 GHI DANH VÀO LỚP

Sau khi chọn được lộ trình học phù hợp, học viên sẽ hoàn thành thủ tục ghi danh tại quầy tư vấn.

Học viên hoàn thành học phí và nhận tài liệu.
Trước ngày khai giảng, học viên sẽ được thông báo nhắc nhở.
BƯỚC 1
BƯỚC 2
BƯỚC 3